Viêm phổi trẻ em là gì? Cách phòng tránh như thế nào?

View previous topic View next topic Go down

Viêm phổi trẻ em là gì? Cách phòng tránh như thế nào? Empty Viêm phổi trẻ em là gì? Cách phòng tránh như thế nào?

Post by trangtranly 28/12/18, 01:05 am

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời như:

Phù phổi cấp
Viêm màng não
Tràn mủ màng phổi…

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi

Virus: các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus. Giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh.

Vi khuẩn: Có nhiều loại.

Ký sinh trùng, nấm: Thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể gây viêm phế quản phổi.

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi

Xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại vi- rút cũng gây nên bệnh này.

Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng.

Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

Những biểu hiện chính của viêm phổi bao gồm:

1.Ho vừa đến nặng (thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy)

Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao)
Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
Còn thở gắng sức là cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào là khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
Sốt từ vừa đến cao đồng thời có hiện tượng đau ngực (không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho) và sắc tím tái quanh môi và ở mặt (do thiếu ôxy)

Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng nói trên và hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang phổi.

Căn cứ vào sự phân loại của Tổ chức Y tế thế giới đối với các mức độ viêm phổi gồm các thể:

Rất nặng, nặng và không nặng dựa vào các triệu chứng lâm sàng, thầy thuốc lâm sàng quyết định các biện pháp điều trị hỗ trợ như thở oxy, bù dịch và kháng sinh đặc hiệu.



Viêm phổi rất nặng với các biểu hiện

Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính là:

Tím tái
Co giật
Lơ mơ hoặc hôn mê
Không uống được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi thứ
Suy hô hấp nặng với biểu hiện đầu gật gù theo nhịp thở và co kéo cơ hô hấp phụ.

Ngoài ra, có thể có thêm một số triệu chứng khác gồm:

Thở nhanh, phập phồng cánh mũi
Thở rên, co rút lồng ngực  (ở trẻ dưới 2 tháng)
Nghe phổi có thể thấy giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt
Tiếng cọ màng phổi

Ngoài ra, trẻ cũng có thể có thêm một số các triệu chứng khác đã mô tả ở phần viêm phổi rất nặng.

Viêm phổi không nặng

Trẻ có ho hoặc khó thở và khó thở nhanh, trẻ dưới 2 tháng:

Nhịp thở khoảng 60 lần/phút
Trẻ từ 2-12 tháng: nhịp thở khoảng 50 lần/phút
Trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi: nhịp thở khoảng 40 lần/phút

Nhưng không có một trong các triệu chứng chính của viêm phổi nặng hoặc rất nặng. Nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt.

Nguồn: https://suckhoe.sitey.me/blog-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe/vi%C3%AAm-ph%E1%BB%95i-tr%E1%BA%BB-em-l%C3%A0-g%C3%AC-c%C3%A1ch-ph%C3%B2ng-tr%C3%A1nh-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o
trangtranly
trangtranly

posts : 40
Points : 120
Reputation : 0
Join date : 2018-06-20
Age : 28
Đến từ : Hà Nội
Status : nothing...!

https://ancotnam.vn/benh-dau-lung-duoi.html

Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum